Hướng dẫn lái xe an toàn trên đường có tuyết

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Nếu có dự định lên Sapa ngắm tuyết, hãy trang bị cho mình kiến thức lái xe đường băng, tuyết để xử lý tình huống hiếm gặp ở miền nhiệt đới.


1. Kiểm tra lốp xe trước khi di chuyển. Khu vực đèo Ô Quy Hồ hiện đang có tuyết rơi dầy, đường dốc kèm theo băng bám khiến đường đặc biệt trơn trượt. Xe sử dụng lốp quá mòn sẽ gây mất kiểm soát khi vào cua và tăng quãng đường phanh gấp 1,6 lần so với lốp mới.

2. Thay thế cần gạt nước nếu cần thiết. Thông thường cần gạt nước sử dụng trong vòng 1 năm sẽ có hiện tượng rít trên bề mặt. Đó là lúc cần thay cần gạt nước. Khi đi vào đường có tuyết, cần đảm bảo cần gạt nước hoạt động tốt và vệ sinh sạch sẽ cả phần bên trong kính lái.



Tuyết rơi là khi cần gạt nước phải hoạt động hết công suất, nên cần đảm bảo trang bị này hoạt động tốt. Ảnh: Hoàng Quốc Khánh3. Bật điều hoà nhiệt độ trong suốt chuyến đi. Điều hoà nhiệt độ giúp xe không bị ngưng tụ hơi ám lên bề mặt kính lái. Cần lưu ý khi ra ngoài ngắm cảnh thì cần làm sạch giầy trước khi vào lại xe. Tuyết bám ở giầy khi vào xe sẽ nhanh chóng tan thành nước tạo nên hơi nước bám mờ kính lái.

4. Sử dụng đèn 24/24. Trên các đường đèo Lào Cai, thường xuyên có mây mù, tầm nhìn xa rất hạn chế. Để đảm bảo an toàn bạn nên bật đèn trong suốt hành trình. Chú ý kiểm tra đèn trước, đèn hậu có bị tuyết phủ hay không sau mỗi 2 giờ (tuỳtheo lượng tuyết rơi). Nếu có thời gian chuẩn bị thì nên dán thêm các miếng phản quang vào trước, sau và 2 bên thân xe để gây chú ý.


Xuống đường vui chơi, khi lên xe lưu ý phủi sạch tuyết trên giầy để tránh hơi nước làm mờ kính

5. Đừng chủ quan vì ABS. Xe bạn có hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp ABS? Tốt, nhưng đừng lạm dụng bởi ABS không hoạt động hiệu quả với đường bị đóng băng. Cách tốt nhất là chủ động cách xa xe phía trước khoảng cách gấp 3 lần điều kiện đường đẹp, tức là khoảng 15 mét.

6. Tránh thốc ga và đánh vô lăng giật cục. 2 hành động này là nguyên nhân dẫn đến việc lốp trước của xe mất độ bám, không thể đánh lái chính xác theo hướng bạn muốn nữa. Nếu không may xe bị mất lái, cần bình tĩnh giữ chặt lãi, khôngđược cố đánh lái về hướng ngược lại. Đồng thời nhả ga và rà phanh. Lưu ý không đạp mạnh chân phanh.

7. Giảm góc cua trên những khúc cua tay áo bằng cách chém cua hết mức có thể. Chú ý quan sát xe trước mặt bằng các kính lồi trên mỗi góc cua, nếu không có kính lồi để quan sát thì hãy bấm còi trước mỗi khúc cua khuất.

Đường lên Thác Bạc, Sapa. Ảnh: Prim Le
8. Đề nổ máy nếu xe dừng chờ trong khoảng hơn 1 tiếng. Với cái lạnh dưới 0 độ, ống xả xe hoàn toàn có thể bị đóng băng đóng kín. Vì vậy đề nổ máy tại chỗ vài phút sẽ giúp đảm bảo lưu thông.

9. Xe khó nổ máy, hay chết máy do sử dụng động cơ chạy dầu diesel. Nhiệt độ thấp là một yếu điểm của động cơ dầu. Khi trời lạnh, nhiên liệu diesel khó bay hơi hơn động cơ chạy bằng xăng. Điều này có thể khắc phục bằng cách sử dụng dầu nhớt có độ nhớt thấp, sử dụng được cho điều kiện nhiệt độ thấp. Bên cạnh đó bạn có thể pha thêm phụ gia chống đông nước làm mát, giúp hạ điểm đóng băng của nước.
Ắc quy cũng cần sạc đầy trước khi di chuyển, tránh trường hợp chưa khởi động được động cơ thì ắc quy đã hết điện.
10. Đừng cả phó mặc cho 2 cầu. Tất nhiên xe 2 cầu trong điều kiện đường đồi núi luôn tốt hơn xe 1 cầu. Tuy nhiên, dẫn động 4 bánh chỉ giúp một chiếc xe vượt qua những đoạn đường khó chứ không hoàn toàn hiệu quả trên đường tuyết.

Chúc các bạn lái xe an toàn.
Theo autopro

THIẾT BỊ ĐỊNH VỊ | THIẾT BỊ ĐỊNH VỊ VỆ TINH | ĐỊNH VỊ VỆ TINH GPS

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
GPS OTO - GPS XE MÁY - GPS VỆ TINH © 2011 | TIN TỨC VIỆT NAM, in collaboration with TIN NHANH VIỆT NAM, BÁO DÂN TRÍ and THIẾT BỊ ĐỊNH VỊ